Thời gian đăng: 05-09-2019 17:22 | 98 lượt xemIn bản tin
TÌM HIỂU NHÃN HIỆU TRÊN GÓI THỊT BÒ NHẬP KHẨU
Trong trường hợp mua thịt ở siêu thị hay các cửa hàng lớn, mỗi nhãn gói thịt bò thường có rất nhiều thông tin. Nó cũng bao gồm trọng lượng, giá trên kg, tổng giá, bán theo ngày,hướng dẫn sử dụng, bảo quản an toàn và cả thông tin dinh dưỡng, xuất xứ, thương hiệu.
Gói thịt bò được dán nhãn theo tiêu chuẩn USDA. Thông tin trên nhãn sẽ được biểu thị bằng phần trăm nạc đến phần trăm chất béo (ví dụ 80% nạc / 20% chất béo).
Nhãn Thịt bò cũng có thể chỉ ra loại thịt bò nguyên chất nào được cắt từ các bộ phận khác nhau (như Chuck, Round hoặc Sirloin...).
KHI LỰA THỊT BÒ NHẬP KHẨU BẠN CẦN CHÚ Ý GÌ?
Chọn thịt bò có màu đỏ tươi sáng. Không chọn loại có màu đỏ sẫm.
Mỡ bò có màu vàng và cứng, không lấy mỡ mềm.
Lấy đầu ngón tay ấn vào thịt thấy không dính, ngửi không có mùi bất thường, khó chịu là được.
Hãy chắc chắn rằng gói thịt phải đủ lạnh và không có lỗ bị thủng hay bị chảy nước.
Chọn gói mà không có quá nhiều nước ứ đọng bên trong.
Hãy để ý đến ngày sản xuất và hạn sử dụng nhé, nên mua loại có hạn sử dụng xa để đảm bảo được chất lượng thịt.
Khi mua xong, bạn nên di chuyển nhanh về nhà, để gói thịt bò đảm bảo giữ được độ lạnh trước khi để vào tủ lạnh.
Làm lạnh hoặc đông lạnh càng sớm càng tốt sau khi mua.
Bạn có thể đông lạnh thịt bò trong bao bì ban đầu của nó lên đến hai tuần. Để lưu trữ lâu hơn, thì bạn nên bọc trong giấy bạc hoặc đặt trong túi nhựa tủ đông, loại bỏ càng nhiều không khí càng tốt.
Khi bảo quản thịt bò trong tủ lạnh bạn hãy lưu ý chỉnh nhiệt độ của tủ cho phù hợp, với ngăn đá -25°C và ngăn mát là 2°C là thích hợp nhất để vừa ngăn vi khuẩn sinh sôi vừa giữ nguyên các chất dinh dưỡng quý giá của thịt bò nhé.
Để tránh lây nhiễm và ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm, hãy làm theo các bước đơn giản sau:
Việc rửa sạch không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn mà còn ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi trong thời gian bảo quản.
Rửa tay kỹ trong nước xà phòng nóng trước và sau khi xử lý thịt sống và các thực phẩm tươi sống khác.
Giữ thịt sống tránh xa các thực phẩm khác, kể cả trong tủ lạnh và trong quá trình chuẩn bị chế biến.
Rửa tất cả các dụng cụ, cắt bề mặt và quầy bằng nước xà phòng nóng sau khi tiếp xúc với thịt sống.
Với nhiều người, thịt bò có vị gây và khó ăn hơn thịt heo rất nhiều. Do đó, nếu không tìm cách loại bỏ hết mùi gây, họ sẽ cảm thấy rất khó ăn.
Cách xử lý là hãy cho bò vào nồi nước lạnh (nước ngập miếng bò) rồi cho lên bếp đun nóng lên (chứ không sôi). Lúc này, bề mặt thịt sẽ nóng và ngưng kết lại, làm cho mùi gây trong miếng thịt giảm đi. Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên dành cho món bò nấu, hầm, thái miếng lớn.
Ngoài ra, các bạn có thể rửa sạch miếng thịt bò với nước rồi dùng rượu rửa lại, hoặc ngâm thịt bò trong rượu, để khoảng 15 phút, rồi xả lại bằng nước sạch, thịt bò sẽ bớt mùi và khi chế biến cũng thơm ngon hơn.
Để thịt bò thơm ngon hấp dẫn hơn, ngoài việc ướp với tỏi theo cách thông thường, bạn có thể nướng củ hành khô, bóc lớp vỏ cháy bên ngoài rồi giã hành, ướp cùng thịt bò và tỏi.
1 kg thịt bò cho 2, 3 thìa rượu hoặc 1 thìa giấm. Với cách làm này, thịt sẽ mềm, non trở lại và nhanh nhừ hơn.
Nếu không may mua phải thịt bò già hãy ướp mù tạt trước 6-8 tiếng trước khi nấu.
Khi nấu thịt bò, ta nên đun nước sôi hẳn rồi mới cho thịt vào. Như vậy không những giữ được thành phần dinh dưỡng có trong thịt mà còn làm cho mùi vị của thịt được thơm ngon hơn.
Bạn có thể lấy lá đu đủ sống rửa sạch, đập giập, gói thịt lại rồi để gần bếp lửa cho nóng ấm, khi xào, đem ra cắt mỏng.
Riêng thịt bò gân, thịt bắp đùi, xương sườn, bạn muốn ăn liền mà không có thời gian hầm lâu, hãy bỏ vào nồi nấu một cục nước đá.