Thời gian đăng: 13-06-2017 23:59 | 187 lượt xemIn bản tin
Câu chuyện của ngày hôm nay nói về nơi giao lưu văn minh giữa Đông và Tây. Chúng ta sẽ đi khám phá tiếp Tại sao món mì lại xuất hiện trong Căn bếp văn minh của nhân loại nhé!
Bạn biết không có tới 60% dân số thế giới tiêu thụ lúa mì hàng ngày. Nhưng lúa mì khác với gạo ở chỗ nó được bao bọc bởi 6 lớp vỏ cứng vì thế nó sẽ được cách làm khác. Đó là phải làm ra Bột. Khi lấy phần lõi của lúa mì kết hợp với nước sẽ xảy ra sự thay đổi THẦN KÌ thì độ chín và độ đàn hồi của bột sẽ tăng lên.
Ở Bắc Phi, bằng việc phát minh ra cối xay bột mà người cổ đại cách đây 3000 năm đã đảo lộn nền văn minh ẩm thực của Thế giới đó là sự ra đời của Bánh mì. Văn minh Bánh mì đã ra đời từ vùng Bắc Phi và vùng Lưỡng Hà được lan truyền sang các nền văn minh khác trong đó có nền văn minh La Mã. Nhờ nên văn minh La Mã đã cống hiến cho sự tiến hóa to lớn của Bánh mì đó là phát minh ra chiếc lò gạch để nướng bánh mì. Vào thời đó thì chiếc bánh mì được dâng lên cho giới quý tộc và thường được khắc tên của người làm bánh mì để bảo chứng cho sản phẩm do họ làm ra.
Văn hóa bánh mì bằng cách nướng bột mì trên lửa đã thống trị nền văn hóa ẩm thực nửa địa cầu từ Bắc Phi nằm ở Tây Băc cầu cho đến vùng Trung Đông trong suốt 6000 năm.
Mời các bạn chờ đợi phần 3 vào ngày mai nhé:)